Bạn sẽ làm gì khi Windows 10 của bạn gặp lỗi Automatic Repair (tự động sửa chữa). Thực tế đây là 1 lỗi cực kỳ khó chịu khi thông báo sửa chữa nhưng nó không bao giờ thực sự sửa chữa bất cứ thứ điều gì. Thay vào đó lỗi này thường đi kèm với lỗi lặp lại khỏi động (Bootloop) và ngay sau đó là thông báo "Automatic Repair couldn’t repair your PC" với các tùy chọn “Shutdown” hoặc truy cập vào “Advanced options." .Nếu gặp trường hợp này hãy bình tĩnh tự tin thử cách sửa lỗi lặp Automatic Repair trong Windows 10 dưới đây của tip.com.vn để khắc phục lỗi nhé.
I. Nguyên nhân gây ra lỗi lặp Automatic Repair
Một trong những lý do phổ biến nhất gây lỗi lặp Automatics Repair đó là Windows không được tắt đúng cách và lúc này lỗi ngày tiềm năng sửa được
- Do bị sự cố mất điện đối với máy bàn
- Hết pin máy tính xách tay.
- Virus
Tuy nhiên ở 1 vài trường hợp khác lỗi này cực kỳ nghiêm trọng khiến bạn chỉ có thể reset máy tính hoặc cài đặt lại windows 10 của mình.
II. Các cách sửa lỗi lặp Automatic Repair
1. Nhấn F8 liên tục
Như đã nói ở trên các sự cố bất ngờ như nhất điện hay xung đột phần mềm khi khởi động lại máy tính chúng ta sẽ gặp lỗi Automatic Repair giả có nghĩa là thực sự không có vấn đề gì lớn phát sinh.
Lúc này hãy đợi Automatic Repair chạy xong và khởi động lại. Trong quá trình khởi động lại hãy nhấn F8 liên tục để vào chế độ Windows Boot Manager.
Và vào được chết độ Windows Boot Manager. có nghĩa là bạn đã thoát khỏi lỗi lặp Automatic Repair. Lúc này chỉ cần chọn dòng " Start Windows Normally" và sau đó vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
2. Thực hiện khôi phục hệ thống
Nếu cố gắng boot vào Window của bạn không thành hiện thực hãy sử dụng chế độ System Restore để Restore lại máy. Đương nhiên điều kiện cần và đủ đó là trước đó bạn phải bật chế độ System Restore.
Lúc này trong cửa sổ Automatic Repair bạn chọn Advanced Options => System Restore
3. Sử dụng Command Prompt.
Nếu bạn không sử dụng được System Restore hoặc quá trình Restore không giải quyết được lỗi lặp này hãy thử sửa lỗi bằng một số lệnh với Command Prompt như sau.
Nhấn vào Advanced Startup => Troubleshoot => Advanced Options => Command Prompt và nhập các lệnh sau đây, chú ý mỗi lệnh cách nhau bởi Enter.
Lưu ý: đối với lệnh cuối cùng, "c:" chính là tên ổ đĩa chứa HDH của bạn.
bootrec.exe /rebuildbcd bootrec.exe /fixmbr bootrec.exe /fixboot bootrec.exe /chkdsk /r c:
4. Reset hoặc cài đặt lại Windows 10
Nếu tất cả các các cách trên không giúp bạn sửa lỗi lặp Automatic Repair trong Windows 10 thì chia buồn cùng bạn vì bạn sẽ phải reset window 10 hoặc cài đặt lại windows 10 theo hướng dẫn sau:
=>> Cách cài đặt Windows 10 bằng USB
Lời kết
Trên đây là các cách sửa lỗi lặp Automatic Repair trong Windows 10. Hãy luôn bình tĩnh khi gặp các lỗi Windows 10 nhé các bạn cùng lắp thì cài lại windows là xong. Chúc các bạn thành công.