Cách hẹn giờ tắt máy tính trên Windows 10 bằng lệnh, phần mềm

Cách hẹn giờ tắt máy tính trên Windows 10 là điều rất nhiều người dùng quan tâm hiện nay. Bởi Windows 10 là hệ điều hành máy tính mới nhất hiện nay và có rất nhiều người sử dụng. Cũng tương tư như các Windows trước đây, bạn có thể hẹn giờ tắt máy tính PC win 10 vô cùng dễ dàng và được thực hiện với nhiều cách khác nhau.

Bạn không chỉ thực hiện bằng câu lệnh, bạn cũng có thể thực hiện hẹn giờ tắt máy tính trên Windows 10 bằng phần mềm. Và hôm nay, Tip.com.vn xin chia sẻ đến bạn 4 cách hẹn giờ tự động tắt máy tính Win 10 đơn giản nhất. Nếu vẫn chưa sở hữu một cách hẹn giờ tắt máy tính win 10 thì đừng bỏ qua thông tin hữu ích dưới đây bạn nhé.

>> Tìm hiểu thêm: File DMG là gì

Hướng dẫn cách hẹn giờ tắt máy tính trên Windows 10 đơn giản nhất
Hướng dẫn cách hẹn giờ tắt máy tính trên Windows 10 đơn giản nhất

4 cách hẹn giờ tắt máy tính bằng lệnh và phần mềm đơn giản nhất:

Cách 1: Hẹn giờ auto shutdown win 10 bằng lệnh RUN:

Đây được xem là cách truyền thống được nhiều người dùng nhất. Sau một khoảng thời gian mong muốn máy tính sẽ tắt được cài đặt trên câu lệnh, máy tính  Windows 10 sẽ tự động tắt. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

- Bước 1: Truy cập Run bằng tổ hợp phím Windows + R.

- Bước 2: Hộp thoại Run mở lên, lúc này bạn nhập vào nguyên văn câu lệnh tự động tắt Shutdown - s - t x . Trong đó quy định:

  • Shutdown là câu lệnh để tắt máy tính.
  • s là viết tắt của từ shutdown.
  • t là viết tắt cho từ time dùng để chỉ thời gian.
  • x là một giá trị biến phụ thuộc vào thời gian bạn chọn tắt máy. x mang đơn vị là giây, ví dụ bạn muốn tắt máy sau 10 phút nữa thì chọn x = 600.

- Bước 3: Bạn nhấn Enter hoặc click vào OK để hoàn thành câu lệnh. Lúc này, máy tính sẽ nhanh chóng thông báo khoảng thời gian máy tính tự động tắt như hình ảnh bên dưới.

Trường hợp, bạn muốn hủy việc hẹn giờ, cũng vào Run bạn thay đổi thành câu lệnh Shutdown -a và nhấn Enter là hoàn thành.

Cách 2: Hẹn giờ tắt máy tính PC Win 10 bằng lệnh CMD:

Thực chất cách này cũng tương tự như chạy lệnh Run, tuy nhiên tip.com.vn muốn chia sẻ để bạn có nhiều cách hẹn giờ tắt máy hơn. Các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Vào run bằng phím tắt Windows + R.

- Bước 2: Nhập câu lệnh CMD >> Enter.

- Bước 3: Một hộp thoại mới hiện lên, bạn nhập chính xác câu lệnh tương tư như ở hộp thoại Run (Shutdown -s -t x).

Cách 3: Auto shutdown Win 10 bằng Task Scheduler:

Với cách này, bạn không chỉ hẹn giờ tắt máy theo một khoảng thời gian mà còn có thể lên lịch để máy tính có thể tự động tắt máy theo giờ cố định.

Các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Bấm Windows và nhập Task Scheduler để mở chương trình này lên.

- Bước 2: Ở giao diện của ứng dụng, bạn chọn Create Basic Task để tạo một lịch mới, đặt tên và bấm Next.

- Bước 3: Một cửa sổ mới lại tiếp tục hiện ra, bên tab Trigger, bạn có thể lựa chọn các tiện ích tắt theo ngày, tuần, tháng hay tắt 1 lần duy nhất. Chọn đúng nhu cầu tắt bạn tiếp tục chọn Next. Ở đây mình hướng dẫn bạn chọn Daily để lên lịch theo ngày.

- Bước 4: Lựa chọn ngày bắt đầu, thời gian tắt máy mỗi ngày. Mục Recur Every nhập số 1 để thiết lập hàng ngày, tiếp tục bấm Next.

- Bước 5: Chọn Start a program, bấm Next để tiếp tục.

- Bước 6: Ở tab Start program này bạn bấm vào Browse… và truy cập theo đường dẫn C:\Windows\System32 chọn file shutdown. Mục Add arguments (optional) bạn gõ vào –s, và tiếp tục bấm Next là được.

- Bước 7: Cuối cùng bạn bấm Finish để bắt đầu quá trình hẹn giờ tắt máy trong Win 10.

Cách 4: Hẹn giờ tắt máy tính trên phần mềm Wise Auto Shutdown:

Đây là ứng dụng cực kỳ hữu ích đuộc người dùng trên thế giới ưa chuộng để thực hiện hẹn giờ tắt máy tính PC. Giao diện rất thân thiện và có nhiều tính năng tiện lợi.

Bạn chỉ cần bật giao diện và tùy chỉnh thời gian tắt như mình mong muốn sau đó chọn vào Start Task là đã có thể thực hiện thành công.

Mong rằng với 4 cách hẹn giờ tắt máy tính trên Windows 10 sẽ cung cấp cho bạn những thủ thuật dùng máy tính thật dễ dàng. Đừng quên truy cập vào tip.com.vn thường xuyên để cập nhật thật nhiều các thông tin hữu ích nhé.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?