Tranh thêu tay là một trong những ngành nghề truyền thống của nhân dân ta, theo thời gian, nó đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, tranh thêu tay là gì ? Quy trình để thực hiện và hoàn thiện một bức tranh thêu tay như thế nào ? vẫn là những câu hỏi mang đến nhiều sự thắc mắc đối với những bạn trẻ hiện nay. Cùng tìm câu trả lời qua bài viết hôm nay nhé.
1. Tranh thêu tay là gì ?
Tranh thêu tay có tên gọi đầy đủ là tranh thêu tay truyền thống, là một loại hình nghệ thuật đã hình thành và phát triển ở Việt Nam từ khá lâu, được biết đến là một sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc thù của nghệ thuật thêu thùa tại Việt Nam.Không giống với những sản phẩm tranh công nghiệp khác hiện nay, được sản xuất đa phần nhờ vào máy móc, những tác phẩm tranh thêu tay độc đáo được thực hiện bởi chính đôi bàn tay khéo léo cùng với tâm hồn yêu và sáng tạo nghệ thuật của các nghệ nhân thêu tranh. Trở thành một nghệ nhân thêu tranh tài hoa không phải là điều bạn muốn là được, mà nó đòi hỏi cả một quá trình học tập, rèn luyện và trau dồi cả kiến thức về thêu thùa lẫn các kỹ năng thêu tranh tay từ cơ bản đến phức tạp. Chính vì vậy mà từng đường kim, mũi chỉ trên mỗi bức tranh đều vô cùng chính xác, mềm mại và tinh xảo khiến mỗi bức tranh thêu tay đều thật sự chân thực và sống động, trở thành những họa phẩm làm mê đắm lòng người. Dù là người Việt hay người ngoại quốc thì chỉ cần ngắm nhìn những tác phẩm tranh thêu tay đều sẽ bị vẻ đẹp của nó hớp hồn. Hiện nay, tranh thêu tay Việt Nam đã có được vị thế nhất định trên trường quốc tế và được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích, ngưỡng mộ.
2. Phân loại tranh thêu tay.
Dựa vào chất liệu vải thêu.
Dựa vào chất liệu vải thêu người ta chia tranh thêu tay thành hai loại tranh thêu tay thông thường và tranh thêu tay cao cấp.
Tranh thêu tay thông thường là loại tranh được thêu trên nền các loại vải giá rẻ hoặc tầm trung như vải thô, vải xù, … Ngược lại với tranh thêu tay thông thường là tranh thêu tay cao cấp, đây là dòng tranh được thực hiện và hoàn thiện trên nền các loại vải cao cấp, thường là vải lụa. Tranh thêu tay cao cấp thường có chất lượng tốt hơn hẳn nên giá thành của nó cũng cao hơn so với tranh thêu tay thông thường.
Dựa vào kỹ thuật thêu.
Theo kỹ thuật thêu tranh, tranh thêu tay được chia thành tranh thêu tay một mặt và hai mặt. Thông thường, bạn sẽ dễ bắt gặp nhất là dòng tranh thêu tay một mặt bởi dòng tranh này có kỹ thuật thêu đơn giản hơn, vẫn mang nét đẹp truyền thống nhưng giá thành lại rẻ hơn nên được ưa chuộng hơn hẳn. Tranh thêu tay hai mặt đòi hỏi người nghệ nhân phải có tay nghề cao hơn bởi đòi hỏi sử dụng kỹ thuật thêu phức tạp hơn. Việc tạo ra một bức tranh thêu tay hai mặt là vô cùng công phu và tốn thời gian bởi bên cạnh việc kỹ thuật thêu phức tạp thì tranh thường được thêu trên nền vải lụa, rất mỏng, vì vậy việc thêu đòi hỏi thật tỉ mỉ và chính xác. Tuy nhiên, khi có được thành phẩm thì chắc chắn bất cứ tác phẩm tranh thêu tay hai mặt nào cũng có thể làm bạn đắm say bởi vẻ đẹp của nó.
Dựa vào chủ đề tranh thêu.
Cũng như các loại tranh khác, tranh thêu tay rất đa dạng về chủ đề. Các chủ đề thường thấy trong tranh thêu tay có thể kể đến như tranh thêu tay phong thủy, tranh thêu tay quê hương đất nước, tranh thêu tay hiện đại, … Tùy theo từng chủ đề tranh, mỗi tác phẩm lại mang một nét đẹp đặc trưng riêng, phù hợp với sở thích và thị hiếu của từng đối tượng người tiêu dùng.
3. Quy trình sản xuất tranh thêu tay.
Lựa chọn mẫu tranh thêu.
Bước đầu tiên trong quy trình làm tranh thêu tay đó là lựa chọn mẫu tranh thêu. Như đã nói đến ở bên trên thì tranh thêu tay rất đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã, chính vì vậy, ngay khi bắt đầu, bạn phải định hình và lựa chọn cho mình mẫu tranh thêu muốn thực hiện. Đó có thể là những mẫu tranh truyền thống điển hình có sẵn, thêu mô phỏng lại từ tranh vẽ hoặc ảnh chụp của họa sĩ, nhiếp ảnh gia hoặc được thiết kế riêng tại xưởng theo yêu cầu của khách hàng. Việc lựa chọn mẫu tranh thêu sẽ ảnh hưởng đến những yếu tố về sau như kỹ thuật thêu, thời gian thực hiện hay giá bán của tác phẩm.
Lựa chọn nguyên vật liệu thêu tranh.
Trong quá trình làm tranh thêu tay, bạn phải cần đến nhiều nguyên vật liệu nhưng trong đó, 2 nguyên vật liệu bạn không thể thiếu đó là vải thêu và chỉ thêu.Vải thêu chuyên dụng thường thấy nhất là vải lụa và vải thô với nền màu vải khác nhau, trong đó phổ biến nhất là nền vải đen và trắng. Nền vải màu trắng thường được sử dụng cho các bức tranh thêu phong cảnh, tranh thêu hiện đại,... nền vải màu đen lại thường được sử dụng cho những tác phẩm tranh thêu tay các loại hoa hoặc tĩnh vật. Việc lựa chọn vải tranh thêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như họa tiết trong tranh và sở thích của người chơi tranh.Chỉ thêu tranh tay ở Việt Nam thường là loại chỉ được nhuộm thủ công với chất liệu đẹp, khác hẳn với các loại chỉ thêu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Chỉ thêu tranh tay ở nước ta thường là loại chỉ tơ tằm, sợi chỉ mảnh, có độ bóng, mịn cao, màu sắc đẹp, bắt sáng tốt… đây là những yếu tố đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao giá trị của bức tranh.Lựa chọn chỉ thêu cho bức tranh đã khó, phối màu chỉ cho tác phẩm đó còn khó hơn nhiều. Việc phối màu chỉ đòi hỏi người nghệ nhân phải có sự nhạy bén và tinh tế trong cảm nhận nghệ thuật. Một bức tranh thêu tay cần đến rất nhiều màu chỉ thêu, cụ thể như những chủ đề tranh như tranh thêu tay phong cảnh có thể cần đến hàng trăm màu chỉ trong một bức tranh, chưa kể đến việc trong chính một sợi chỉ cũng đã có sự chuyển màu đậm nhạt và độ bóng khác nhau. Để phối hợp được màu chỉ thêu một cách chính xác, hài hòa, mịn mượt đòi hỏi người nghệ nhân phải có tay nghề cao cùng nhiều năm kinh nghiệm. Chỉ khi phối màu chỉ thêu đẹp mới tạo nên sự chuyển tiếp giữa đường nét và màu sắc uyển chuyển, tự nhiên, tạo nên sự chân thực và sống động cho bức tranh.
Thực hiện thêu tranh.
Sau khi đã lựa chọn được mẫu tranh thêu, chúng sẽ được chuyển lên nền vải thêu với sự trợ giúp nhỏ từ máy móc hiện đại và chính xác. Sau đó, vải thêu đã được in mẫu thêu sẽ được căng lên khung thêu, sửa lại những đường nét chưa rõ ràng và bắt đầu thực hiện thêu tranh. Người nghệ nhân sử dụng các kỹ thuật thêu tranh từ cơ bản đến phức tạp và hoàn thiện từng phần đến toàn bộ đường nét của bức tranh.
Kiểm tra và đóng khung tranh.
Khi tranh đã được thêu hoàn thiện, tác phẩm sẽ được kiểm tra lại, khắc phục lỗi và cắt bỏ chỉ thừa. Tiếp theo đó, tranh được tháo ra khỏi khung thêu và được vệ sinh sạch sẽ rồi tiến hành đóng khung tranh. Đóng khung tranh tưởng chừng như một công đoạn rất đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng đáng kể đến vẻ đẹp của bức tranh. Việc lựa chọn khung tranh phù hợp với chủ đề và màu sắc bức tranh sẽ giúp tôn lên rất nhiều giá trị vốn có của nó.Thời gian hoàn thiện một bức tranh thêu tay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước tranh, độ dày, khó của họa tiết trong tranh, tay nghề của người nghệ nhân, … Đây cũng là những yếu tố sẽ góp phần quyết định đến giá thành của bức tranh. Dù ngành công nghiệp tranh ngày càng phát triển và cũng ngày càng có nhiều dòng tranh mới xuất hiện trên thị trường, nhưng có thể nói, tranh thêu tay luôn có một vị trí không thể cạnh tranh trong thị hiếu của người tiêu dùng bởi vẻ đẹp và những giá trị truyền thống mà nó mang lại. Tranh thêu tay truyền thống không chỉ là những món đồ trang trí nội thất cao cấp mà còn là những món quà đẹp và ý nghĩa để dành tặng đến những người thân yêu trong những dịp đặc biệt đấy.Để biết thêm thông tin chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ:
Tranh thêu tay Thêu Việt tự hào đã góp phần tạo nên sắc màu mới cho dòng tranh thêu tay truyền thống Việt Nam. Là món quà độc đáo và đậm đà tình nghĩa quê hương dành cho những người thân yêu và bạn bè khi đến Việt Nam tham quan du lịch. Chúng tôi mong muốn mang những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc biệt này giới thiệu tới khắp miền đất nước Việt Nam và bạn bè trên Thế Giới. Bài viết hôm nay đã cung cấp cho bạn những điều thú vị về tranh thêu tay và quy trình sản xuất nó, cảm ơn các bạn đã quan tâm. Chúc bạn thành công !