Hàm Match trong Excel là hàm cho phép người sử dụng tìm kiếm một giá trị trong 1 mảng. Hiểu 1 cách đơn giản hàm Match sẽ trả lại kết quả là vị trí tương đối của giá trị cần tìm trong 1 vùng dữ liệu. Không chỉ thế hàm Match còn có thể làm nhiều điều hơn tất cả sẽ được tip.com.vn trình bày trong bài cách dùng Match trong Excel dưới đây cùng theo dõi các bạn nhé.
I. Cú pháp hàm Match trong Excel.
Hàm MATCH tìm kiếm một mục được chỉ định trong phạm vi của ô tìm kiếm và trả về vị trí tương đối của mục đó trong phạm vi này.
Cú pháp của hàm Match như sau:
=MATCH(, , [ 1 trong 3 số : 1 hoặc 0 hoặc -1]).
Giải thích công thức
- , , (là tham số bắt buộc): là giá trị bạn muốn tìm vị trí tương đối trong mảng, có thể thuộc loại dữ liệu số, text, logic hoặc là 1 tham chiếu đến 1 địa chỉ ô
- (cũng là tham số bắt buộc): vùng muốn tìm giá trị
- [ 1 trong 3 số : 1 hoặc 0 hoặc -1]: Là tham số không bắt buộc): định nghĩa cách tìm kiếm
- Nếu bạn điền số 1 hoặc bỏ trống: hàm Match sẽ tìm giá trị lớn nhất trong vùng tìm kiếm nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đang được tìm kiếm. Chú ý: vùng tìm kiếm cần được sắp xếp theo chiều tăng dần, nghĩa là, từ giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất hoặc từ A tới Z
- Nếu bạn điền số 0: hàm Match sẽ tìm chính xác giá trị cần tìm trong vùng và trả lại vị trí đầu tiên mà nó tìm thấy
- Nếu bạn điền số -1: hàm Match sẽ tìm giá trị nhỏ nhất trong vùng tìm kiếm nhưng lơn hơn hoặc bằng giá trị đang được tìm kiếm. Chú ý: vùng tìm kiếm cần được sắp xếp theo thứ tự giảm dần, nghĩa là, từ giá trị lớn nhất đến giá trị nhỏ nhất hoặc từ Z tới A
Cùng xét ví dụ để dễ hiểu hơn nhé các bạn.
Gõ vào công thức sau =MATCH(E3,A2:A8,0).
Kết quả hàm Match của chúng ta trả về kết quả là 1.
II. Lưu ý khi sử dụng hàm Match trong Excel.
- Hàm MATCH trong Excel sẽ trả về vị trí của giá trị cần tìm trong lookup_array, chứ không trả về chính giá trị đó. Ví dụ, MATCH("b",{"a","b","c"},0) trả về 2, là vị trí tương đối của "b" trong mảng {"a","b","c"}.
- Nếu hàm MATCH không tìm thấy giá trị khớp nào, nó trả về giá trị lỗi #N/A.
- Hàm MATCH không phân biệt chữ hoa và chữ thường khi so khớp các giá trị văn bản.
- Nếu kiểu khớp là 0 và giá trị tìm kiếm là chuỗi văn bản, thì bạn có thể dùng ký tự đại diện dấu hỏi (?) và dấu sao (*) trong đối số giá trị tìm kiếm. Một dấu chấm hỏi khớp bất kỳ ký tự đơn nào; một dấu sao phù hợp với bất kỳ chuỗi ký tự nào. Nếu bạn muốn tìm một dấu chấm hỏi hay dấu sao thực, hãy gõ một dấu ngã (~) trước ký tự đó.
- Nếu vùng tìm kiếm có một vài giá trị trùng nhau, hàm Match sẽ trả về giá trị đầu tiên mà nó gặp
II. Cách dùng hàm MATCH trong Excel.
1. Ví dụ cách dùng MATCH đơn giản.
Cũng xét ví dụ trên chúng ta sẽ sử dụng Data validation để kiểm tra từng tên truyện trong bảng.
Bước 1: Chọn ô E3 rồi vào Data => Data validation.Bước 2: Cửa sổ Data validation hiện lên kéo vùng chứa dữ liệu để tạo List . Kéo xong thu được như sau =$A$2:$A$8. Nhấn OK List của ta sẽ được tạo
Bước 3: Tại ô E4 nhập công thức sử dụng hàm Match như sau:
=MATCH(E3,A2:A8,0)
Nhấn Enter trên bàn phím kết quả sẽ thu được như sau
Bước 4: Bây giờ hãy sử dụng mũi tên tại ô E3 để kiểm tra các tên truyện khác
IV. Sử dụng MATCH trong Excel với ký tự đại diện.
Hàm Match trong Excel cũng có thể làm việc với các kí tự đại diện:
- Dấu hỏi chấm (?) – đại diện cho 1 kí tự bất kì
- Dấu sao (*) – đại diện cho bất kì số lượng kí tự nào. (Chỉ sử dụng với Match khi tham số thứ 3 của hàm Match có giá trị bằng 0)
Ví dụ tìm vị trí tương đối của truyện đầu bằng “Đấu” .
Bước 2: Bài này chúng ta sử dụng hàm MATCH với dấu “*”
=MATCH(E3&"*",A2:A9,0).
Nhập công thức vào ô E4 chúng ta sẽ thu được kết quả như sau:Ví dụ với dấu (?)
=MATCH("Ki? long bất diệt thể",A2:A9,0) chúng ta sẽ thu được kết quả là 5 vị trí tương đối của tên truyện "Kim long bất diệt thể".
Lời kết:
Đên đây chắc các bạn đã nắm được cách sử dụng hàm MATCH trong Excel cũng như cách kết hợp hàm MATCH trong Excel với nhiều hàm khác rồi có phải không nào. Hãy Bookmark lại bài viết để dùng khi cần nhé. Chúc các bạn thành công với Excel.