Product Key chắc hẳn là một cụm từ không còn xa lạ đối với chúng ta những người thường xuyên sử dụng và sửa máy tính Windows rồi đúng không. Thế nhưng bạn đã nắm được khái niệm Product Key là gì chưa? Chắc hẳn chưa đúng không nào. Vậy thì bài viết hôm nay hãy cùm tip.com.vn sẽ tìm hiểu kỹ Product Key là gì? Cách kiểm tra Product key trên hệ điều hành Windows như thế nào các bạn nhé.
I. Product Key là gì ?
Product Key là một dãy 25 ký tự bao gồm cả chữ và số, 25 ký tự này sẽ giúp người dùng kích hoạt thành công bản quyền trên Windows, từ đó người dùng có thể sử dụng Windows một cách không giới hạn, đồng nghĩa là sẽ sử dụng được mọi tính năng có trên Windows mà không chịu giới hạn nào cả.
Thực tế có không ít những khái niệm liên quan đến key Windows, ví dụ như: OEM License, Retail License, Volume License và License Key. Cụ thể như sau:
- OEM License(tên phiên âm đầy đủ là Original Equipment Manufacturer License): Key này thường được tích hợp sẵn trên máy tính bởi nhà sản xuất và nó chỉ sử dụng duy nhất cho chính máy tính đó mà thôi.
- Với OEM License key thì người dùng chỉ có thể cài đặt tùy chỉnh hoặc xóa cài đặt, có nghĩa là hoàn toàn có thể đưa máy tính về trạng thái mới tinh như ban đầu thông qua việc cài lại win hoặc tính năng Recovery trên máy tính. OEM License key không cho phép người dùng nâng cấp (Upgrade) lên phiên bản mới hơn.
- Full License key (giấy phép đầy đủ): Hay còn được gọi là phiên bản đóng gói đầy đủ. Khi sở hữu loại key này thì người dùng có thể sử dụng để cài đặt Windows , tiếp đó nâng cấp lên các phiên bản Windows mới hơn sau này. Full License hay có giá tiền đắt nhất, và thường thì người dùng phải mua key riêng chứ nó không bán theo kiểu đi kèm với máy tính.
- Upgrade License (Key dùng để nâng cấp): Không cần phải giải thích quá nhiều chắc các bạn cũng đã hiểu biết về nó. Key upgrade license có giá rẻ hơn, thường được mua nếu như người dùng muốn nâng cấp cho những máy tính đã được tích hợp sẵn bản quyền (OEM License).
- Volume License: Là key được cung cấp cho các doanh nghiệp hay một tổ chức có số lượng lớn. Với key này thì người dùng có thể sử dụng để kích hoạt cho nhiều máy tính, đến bao giờ hết lượt kích hoạt thì thôi.
- Retail License: Key này thường được mua trong các cửa hàng bán lẻ (Physical hoặc trực tuyến). Đặc điểm của key này đó là người dùng có thể sử dụng lại nhiều lần nhưng với một điều kiện là phải xoá Key đó trước khi muốn thực hiện cài mới Windows và kích hoạt lại từ đầu.
- License Key: Key này cũng giống như Product Key, và đương nhiên người dùng cũng có thể sử dụng nó để kích hoạt tương tự như Product Key.
II. Cách kiểm tra xem máy tính đã được kích hoạt bản quyền chưa ?
1. Xem thông tin trên Properties This PC hoặc My Computer.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn chuột phải vào This PC
(Computer) rồi chọn Properties
để xem thông tin.
Nếu xuất hiện dòng Windows is activated
và cái dãy Producet ID
như hình bên dưới thì có nghĩa là Windows của bạn đã kích hoạt bản quyền được rồi.
Ngược lại, nếu hiện dòng Windows is not activated
và dãy Producet ID là Available
thì đồng nghĩa là hệ điều hành Windows của bạn chưa được kích hoạt.
Ví dụ ở đây máy tính của mình sử dụng windows 10 chính hãng được active như hướng đẫn active windows 10
Note: Các bạn cần lưu ý một điều đó là Product ID khác với Product Key. Product ID là một dãy gồm các ký tự được tạo ra trong quá trình cài đặt Windows không có tác dụng thay thế Product Key nhé.
2. Sử dụng lệnh trong CMD
Thực hiện: Trước tiên bạn mở cửa sổ cmd bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R gõ vào cmd . Tại cửa sổ CMD bạn hãy gõ lệnh slmgr /xpr
rồi nhấn Enter
để thực hiện.
Nếu như Windows đã được kích hoạt thành công thì sẽ hiển thị thông báo như hình dưới đây The machine is permaently activated
Ngược lại, nếu như Windows chưa được kích hoạt thì sẽ hiện thông báo là ” Error: Product key not found.”
III. Lời kết
Đến đây chắc các bạn đã nắm rõ được Product Key trên hệ điều hành Windows là gì cũng như nắm bắt được mình đang sử dụng HDH có bản quyền hay không rồi phải không nào. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !