TPM 2.0 là gì ? Vì sao Windows 11 yêu cầu một máy tính phải có TPM 2.0

Yêu cầu cấu hình của Windows 11 không có gì đáng nói thế nhưng có một yêu cầu khác đó là yêu cầu máy tính hỗ trợ TPM 2.0 . Vậy TPM 2.0 là gì và tại sao chip TPM là một yêu cầu bắt buộc để cài Windows 11? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới  nhé.

I. TPM là gì?


TPM là từ viết tắt của cụm từ Trusted Platform Module là một vi mạch được tích hợp sẵn vào máy tính để tăng khả năng bảo mật trên phần cứng cho thiết bị. TPM có thể được tích hợp sẵn trên chip hoặc trong một module gắn vào bo mạch chủ. Và vấn đề đặt ra ở đây là không phải mainboard nào cũng hỗ trợ đầu nối với module tpm.

II. Chức năng của TPM.

Chip TPM có nhiệm vụ kết hợp phần mềm và phần cứng giúp bảo vệ bất kỳ mật khẩu hoặc khóa mã hóa quan trọng khi mật khẩu được gửi đi trong tình trạng không được mã hóa.

Chip TPM cũng có khả năng tự khởi động ở chế độ an toàn để khắc phục sự cố khi nhận thấy hệ thống bị xâm phạm bởi virus hoặc phần mềm độc hại.

Chip TPM còn có khả năng lưu trữ an toàn các khóa mã hóa, chứng chỉ và mật khẩu được sử dụng để đăng nhập vào các dịch vụ trực tuyến được đánh giá là bảo mật tốt hơn khi được lưu trên ổ cứng.

Chip TPM được thiết kế để kết nối mạng, cho phép quản lý quyền kỹ thuật số. Do đó, các doah nghiệp hay công ty truyền thông có thể phân phối nội dung mà không cần lo lắng về ván đề bị lấy cắp, rò rỉ thông tin.

III. TPM dành cho ai?

Lúc mới ra đời mục tiêu của TPM là các doanh nghiệp hoặc công ty lớn muốn bảo mật dữ liệu. Tuy nhiên hiện tại chip TPM 2.0 đang trở thành yếu tố "bắt buộc" nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu, thông tin cho tất cả người dùng đối với tất cả các dòng máy tính xách tay và máy tính để bàn 

Đây chính là lý do Windows 11 sẽ yêu cầu máy tính phải có tính năng TPM 2.0.  Một số hệ thống máy tính đã cũ không có TPM 2.0 sẽ cần lắp thêm các module TPM hoặc bằng hệ thống mới hơn nếu người dùng có nh cầu muốn sử dụng Windows 11.

Lời kết.

Vậy là bạn đã biết chip TPM 2.0 là gì mà Windows 11 yêu cầu một máy tính phải có TPM 2.0 rồi đấy. Mặc dù có cách bỏ qua yêu cầu TPM 2.0 này thế nhưng nếu máy tính của bạn hỗ trợ thì càng tốt đúng không nào. CHúc các bạn lên đời Windows 11 thành công.

Tham khảo thêm

Bình luận