Nếu thường xuyên lướt Internet bằng máy tính chắc hẳn bạn sẽ nghe thấy thuật ngữ “địa chỉ IP” rồi có phải không nào. Thế nhưng địa chỉ IP là gì? Có mấy loại địa chỉ IP ? chắc hẳn bạn sẽ không nắm được các khái niệm này. Nếu có chút tò mò hãy theo dõi bài viết dưới đây của tip.com.vn nhé.
I. Địa chỉ IP là gì ?
Địa chỉ IP viết tắt bởi từ Internet Protocol (giao thức internet) là địa chỉ đơn giản và dễ sử dụng nhất để các thiết bị nhận ra và kết nối với nhau qua Internet.
Một cách hiểu đơn giản hơn là như này, địa chỉ IP nó là địa chỉ một ngôi nhà nào đó để giúp mọi người có thể tìm được và vào được.
II. Cấu trúc một địa chỉ IP.
1. Địa chỉ IPv4.
IPv4 sử dụng dạng 32 bit để mã hóa dữ liệu theo dạng: EFG.HIJ.KMN.OPQ
Địa chỉ IPv4 sẽ được người dùng cài đặt mạng hoặc thiết bị Modem liên quan gán cho. Hiện tại IPv4 đã sắp hết địa chỉ cấp phép. Để giải quyết vấn đề này, các nhà cung cấp dịch vụ internet đã phát triển một liên giao thức mới là IPv6
2. Địa chỉ IPv6.
IPv6 được mã hóa bởi 128bit nên số lượng địa chỉ IP mà IPv6 có thể đáp ứng là con số vô cùng lớn lên tới 4 tỷ mũ 5. Với lượng địa chỉ khổng lồ như vậy, IPv6 có thể đảm bảo cung cấp lượng IP trong thời gian rất dài trên toàn thế giới.
Tuy nhiên việc triển khai IPv6 vẫn đang gặp nhiều khó khăn do sai khác về cấu hình cho các thiết bị sử dụng IPv4 trước đây.
III. Địa chỉ IP tĩnh/ động khác nhau như nào ?
1. IP tĩnh là gì ?
IP tĩnh là địa chỉ IP cố định được dành riêng duy nhất cho một thiết bị có kết nối Internet. Thông thường, IP tĩnh được nhà cung cấp dịch vụ cấp cho một máy chủ với mục đích riêng như ( máy chủ Web, video,…).
Khi sử dụng IP tĩnh các truy xuất dữ liệu vào và ra không bị gián đoạn do đó địa chỉ IP tĩnh thường dành cho các doanh nghiệp, công ty yêu cầu độ ổn định tuy nhiên chi phí IP tĩnh lại cao.
2. IP động là gì ?
IP động sẽ tự động thay đổi mỗi khi thiết bị Modem mạng của bạn khởi động lại. Địa chỉ IP động này được sử dụng luân phiên do hạn chế của IPv4. Với chúng ta nếu không đăng ký IP tĩnh thì thường mạng internet ở nhà sẽ là IP động. IP động sẽ có giá rẻ hơn IP tĩnh.
Lời kết.
Đến đây chắc hẳn các bạn đã phân biệt được IP tĩnh là gì? IP động là gì? Cách phân biệt IP tĩnh và IP động như thế nào rồi có phải không nào. Nếu bạn có điều kiện hãy thử đăng ký IP tĩnh cho mạng của mình để trải nghiệm nhé. Chúc các bạn thành công.